Chuyện lạ thị trường cà phê: Tại sao các “ông lớn” lại dễ thất bại hơn quán vỉa hè?
Cập nhật lần cuối Thứ năm, 14/11/2024
Trong thị trường cà phê hiện nay, có rất nhiều thương hiệu lớn được biết đến như Starbucks, Costa Coffee, McCafe,… Tuy nhiên, đối diện với những quán cà phê vỉa hè nhỏ bé, các ông lớn này lại có nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh và thường dễ thất bại. Điều gì dẫn đến kết quả này? Hãy cùng MasterPro – Phần mềm quản lý bán hàng tìm hiểu nhé!
I. Thị trường ngành cà phê
Thị trường ngành cà phê là một trong những thị trường lớn và phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới. Nó đạt giá trị khoảng 102,15 tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến sẽ đạt khoảng 155,64 tỷ USD vào năm 2027.
Ngoài ra, lượng tiêu thụ cà phê trên toàn cầu đạt xấp xỉ 167 triệu bao cà phê (mỗi bao có trọng lượng khoảng 60kg) vào năm 2020. (Theo Tổ chức Cà phê Thế giới – ICO)
Con số này vẫn đang không ngừng tăng lên mỗi năm, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil.
Việt Nam nổi tiếng là một trong 3 quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, đứng thứ hai chỉ sau Brazil. Năm 2020, giá trị xuất khẩu của nước ta là 3,54 tỷ USD. Cũng trong năm này, sản lượng cà phê thu về đạt khoảng 1,61 triệu tấn. (Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê)
Tuy nhu cầu tiêu thụ cà phê của người dân Việt Nam ngày càng lớn, thị trường vẫn rất tiềm năng nhưng cũng không thể tránh khỏi việc phải đối mặt với nhiều thách thức: Giá cà phê còn đang ở mức thấp, việc tìm kiếm nguồn cà phê chất lượng cao thì khó khăn, các thương hiệu lớn và cà phê vỉa hè lại cạnh tranh gay gắt.
II. Lý do các “ông lớn” thất thế trước cà phê vỉa hè
“Miếng bánh ngon nhưng khó nuốt” – câu nói luôn đúng của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
Với một thị trường cực kỳ lớn và đầy tiềm năng như vậy, khi ai cũng muốn bước chân vào thì câu chuyện “ai cũng được ăn” nó lại không thể xảy ra. Kinh doanh cà phê không còn “dễ nuốt”, hàng trăm hàng nghìn cửa hàng chết như ngả rạ, lỗ nặng, khó bám trụ.
Thế nhưng, rất ngạc nhiên rằng các quán cà phê vỉa hè lại vẫn trong vòng an toàn và đang dần trở thành xu hướng kinh doanh những năm gần đây.
Tại sao lại như vậy? Có thể điểm qua 4 lý do chính:
1. Chi phí đầu tư khác biệt
1.1. Chi phí đầu tư của các cửa hàng, thương hiệu lớn rất cao, dễ dẫn đến thiếu vốn duy trì
Theo một bài báo của tạp chí Forbes, chi phí đầu tư cho một cửa hàng hoặc thương hiệu cà phê lớn có thể lên đến hàng triệu USD. Những khoản phí này bao gồm:
- Thuê mặt bằng: Một cơ sở nằm ở vị trí trung tâm, những nơi đắc địa, có diện tích rộng rãi,… luôn dao động từ khoảng 70 triệu đồng trở lên.
Ví dụ, chi phí thuê mặt bằng cho một cửa hàng Highlands Coffee ở quận 1, TP.HCM có thể lên đến 250 triệu đồng/tháng.
- Nguyên liệu: bao gồm sữa, đường, trái cây, hương liệu,…
- Trang trí và bổ sung thiết bị cho cửa hàng: Không chỉ phải thuê mặt bằng, các cửa hàng cần mua vô số đồ dùng để trang trí cho không gian trở nên đẹp mắt. Họ cũng phải có máy POS, điều hòa, tủ lạnh,…
- Tuyển dụng và đào tạo nhân viên: bao gồm lương, bảo hiểm, thưởng, chính sách đào tạo để đảm bảo chất lượng dịch vụ và sản phẩm,…
Ví dụ, Starbucks đã cam kết trả lương cao cho nhân viên của họ, cùng với nhiều chế độ phúc lợi và chương trình khuyến mãi như bảo hiểm sức khỏe, tiền lương khi nghỉ phép và chương trình tiết kiệm cho nhân viên.
- Chi phí marketing: để quảng bá thương hiệu và thu hút khách hàng, các thương hiệu cà phê lớn thường có chi phí quảng cáo, marketing, tài trợ sự kiện,…
Tất cả các chi phí này cộng lại tạo nên một khoản đầu tư không hề nhỏ cho các cửa hàng, thương hiệu cà phê lớn tại Việt Nam.
1.2. Chi phí đầu tư của các quán cà phê vỉa hè lại khá thấp
Với quy mô vừa và nhỏ, chi phí đầu tư cho một quán cà phê vỉa hè thường dao động từ khoảng 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, tùy theo loại hình kinh doanh.
- Cà phê xe đẩy
Với loại hình này, người bán thường không mất chi phí thuê địa điểm vì chỉ cần một chiếc xe đẩy. Họ cũng chỉ cần 1-2 người làm và có thể di chuyển linh động đến bất kỳ đâu.
- Cà phê cóc
Với cà phê cóc, người bán thường thuê một mặt bằng với diện tích khoảng 10-20m2, tận dụng mặt bằng này để đựng thiết bị đồng thời cũng là khu pha chế. Chi phí đầu tư vào khoản này chỉ khoảng 11-20 triệu đồng.
Những năm gần đây, cà phê cóc cũng được xây dựng theo hình ảnh thú vị là “quán xưa”, đậm hơi thở vintage. Với hình thức này, quán sẽ thuê một mặt bằng rộng hơn so với cà phê cóc thông thường, trang trí sao cho đẹp mắt và hoài niệm. Ước tính tổng chi phí ở mức cơ bản thì con số là khoảng 200 triệu đồng.
Thấy rằng
Vì những yếu tố kể trên, có thấy thấy rằng nếu không có khách hoặc vắng khách khiến doanh thu sụt giảm thì các cửa hàng và thương hiệu lớn dễ bị lỗ nặng. Gồng lỗ đến một thời điểm nhất định sẽ đành phải đóng cửa.
Ngược lại, dù có lỗ nhưng các quán cà phê vỉa hè chỉ phải bỏ ra số vốn rất ít nên cũng… chẳng thấm vào đâu. Nếu phải ngừng kinh doanh cũng rất dễ mở lại.
2. Giá cả cạnh tranh
Cũng vì chi phí đầu tư khác biệt nên giá sản phẩm của cửa hàng, thương hiệu cà phê lớn hiển nhiên sẽ đắt hơn so với cà phê vỉa hè.
Starbucks định giá sản phẩm cao hơn gấp 3-5 lần so với các quán địa phương. Trung bình 1 cốc cà phê có giá khoảng từ 60-80.000 đồng.
Đặc biệt đối với những khách hàng có thu nhập thấp hoặc thích mô hình cà phê take-away (bán mang đi), họ thường lựa chọn cà phê vỉa hè vì giá thành hợp lý, dễ tiếp cận.
3. Phong cách và văn hóa địa phương
3.1. Cà phê vỉa hè đáp ứng được nhu cầu của số đông
Những quán vỉa hè thường mang đậm phong cách và văn hóa địa phương, tạo nên một không gian thân thiện và gần gũi với người dân.
Yếu tố này tưởng chừng rất nhỏ nhưng lại có hiệu quả khá cao, thu hút được đông đảo khách hàng, từ người trẻ, người trung niên tới người già. Bởi cà phê vỉa hè hấp dẫn ở chỗ nó mang lại cho mọi người một địa điểm để có thể thoải mái tụ tập bạn bè, hay chỉ đơn giản là ngắm nhìn cuộc sống.
Đặc biệt trong thời đại hiện nay, khi ngành du lịch phát triển, những quán cà phê vỉa hè sẽ là lựa chọn ưu tiên của du khách nước ngoài. Họ không đi du lịch để thưởng thức đồ uống nổi tiếng nơi nào cũng có. Họ yêu thích văn hóa và phong cách đặc trưng của mỗi vùng miền.
3.2. Các cửa hàng hoặc thương hiệu lớn thường có bài toán khó về thị trường
Tại thị trường cà phê Việt Nam, khách hàng ở phân khúc cao cấp tất nhiên là không nhiều. Kể cả chỉ dành cho đối tượng tầm trung như nhân viên văn phòng, sinh viên,… thì cũng khó cạnh tranh vì họ có vô số sự lựa chọn và tần suất mua giãn.
Cơ hội dành cho cửa hàng nội địa đã ít mà cơ hội cho những thương hiệu lớn cố gắng thâm nhập vào thị trường Việt còn ít hơn.
Tất cả chỉ đơn giản là vì họ không hiểu rõ nhu cầu, mong muốn của đối tượng khách hàng.
Ví dụ điển hình là việc chuỗi cà phê Gloria Jean’s Coffees gặp thất bại khi mở rộng sang thị trường Việt Nam vào năm 2010. Họ gặp phải nhiều khó khăn chủ yếu là vì không thích nghi với khẩu vị của người Việt. Trong thực đơn của họ, những loại cà phê được bán đều có vị ngọt quá mức.
4. Độ linh hoạt và tùy biến
4.1. Cà phê vỉa hè thường rất linh hoạt và có thể tùy biến theo nhu cầu của khách hàng
Họ có thể tạo ra các món đồ uống độc đáo và phù hợp với khẩu vị của từng người, đồng thời tăng cường mối quan hệ với khách hàng bằng cách tương tác trực tiếp cùng họ.
4.2. Các cửa hàng và thương hiệu cà phê lớn có thể bị suy giảm giá trị thương hiệu nếu họ tùy biến
Lý do là vì họ thường có nhiều chi nhánh và phải duy trì tiêu chuẩn chất lượng và trải nghiệm khách hàng giống nhau ở tất cả các cửa hàng.
Tính chất mô hình đòi hỏi các quy trình sản xuất và dịch vụ phải được đồng bộ hóa và điều chỉnh chặt chẽ, từ cách pha chế cà phê đến cách bài trí cửa hàng. Đây là yếu tố hỗ trợ tăng trưởng kinh doanh nên sự linh hoạt hiển nhiên bị giới hạn.
Xem Thêm: Có nên học hỏi bí quyết thành công của thương hiệu Mixue?
Kết luận
Nhìn chung, dù là các cửa hàng, thương hiệu lớn hay các quán cà phê vỉa hè thì cũng đều sẽ gặp khó khăn vì thị trường đang bão hòa. Quá nhiều nơi cung cấp dịch vụ dẫn đến lượng cung và lượng cầu bị chênh lệch.
Vì thế, các quán cà phê vỉa hè khó thất bại hơn các chuỗi lớn đơn giản vì họ không phải chịu nhiều áp lực và có thể duy trì lâu dài.
Nếu có khả năng tạo ra sự khác biệt, đồng thời luôn bổ sung kiến thức đúng và đủ về thị trường thì hình thức kinh doanh nào cũng sẽ dẫn đến thành công.
Hy vọng những thông tin do MasterPro cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 1900.2929.51 | 0909 934 689
- Email: contact@masterpro.vn
Chi nhánh:
- Miền Bắc: 58 Lưu Hữu Phước, P. Cầu Diễn, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
- Miền Nam: 57 Bàu Cát 6 , Phường 14, Quận Tân Bình, TP. HCM.
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ
Đăng ký thông tin dùng thử